Tư vấn ngay
Chat ngay

Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Mẹ Bầu Cần Chú Ý

     Dấu hiệu chuyển dạ được coi như tín hiệu chính xác nhất giúp các mẹ bầu biết được mình sắp lâm bồn trước hoặc sau thời gian dự kiến sinh. Các mẹ hãy lắng nghe cơ thể của mình để có thể chuẩn bị tốt nhất tâm lý, sức khỏe và những kiến thức sinh trước khi đến bệnh viện. Dưới đây là một số dấu hiệu sắp sinh mà mẹ nên tham khảo.

1. Bụng bầu tụt xuống thấp: Đây là dấu hiệu cho mẹ biết bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Có một cách rất đơn giản để biết bụng đã tụt hay chưa là quan sát ngực. Nếu ngực không chạm được vào phần trên bụng nữa, chắc chắn bé của mẹ đã tụt sâu xuống dưới. Nhiều mẹ bầu còn cảm nhận rõ đầu bé đã lọt xuống khung xương chậu và sau đó vài ngày, bé con sẽ chào đời.

>>> XEM NGAY các set bóng đầy tháng đẹp, đáng yêu và mới nhất 2021

2. Co thắt tử cung thường xuyên hơn: Mẹ cần chú ý đặc biệt đến những cơn co thắt ở tử cung xuất hiện cách ngày dự sinh 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt dấu hiệu chuyển dạ với những cơn co chuyển dạ giả, còn được gọi là cơn co Braxton Hicks, thường xuyên xuất hiện trong suốt quý cuối của thai kỳ. Mẹ có thể phân biệt bằng vài dấu hiệu dưới đây:

  • Khi các cơn co thắt thật xuất hiện, bụng mẹ thường cứng lên và đau quặn thắt như thể các cơ trong bụng đang siết chặt, chuẩn bị “đẩy” bé con ra ngoài.
  • Các cơn co thắt không giảm hay biến mất dù mẹ có thay đổi tư thế
  • Bắt đầu từ phần lưng dưới và cơn đau sẽ di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân
  • Tần suất co thắt ngày càng liên tục và đều đặn hơn, cách nhau khoảng 5-7 phút.

 

4. Đi tiểu thường xuyên hơn: Khoảng 2 tuần trước sinh, do đầu của thai nhi đã nằm sát bàng quang nên mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu và có thể đi tiểu nhiều lần trong 1 giờ. Các mẹ hãy nhớ đừng nhịn tiểu vì có thể gây hại cho cả mẹ và con yêu.

>>> XEM NGAY 199+ Set bóng sinh nhật đa dạng chủ đề cho bé trai và bé gái đẹp, mới nhất.

5. Thay đổi màu sắc và độ kết dính của dịch nhầy âm đạo: Vài ngày trước khi sinh, âm đạo thường tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút, thậm chí pha lẫn vệt máu nhạt, có mùi nồng. Đó là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra. Dù không hề cảm giác đau bụng hay cổ tử cung mở nhưng chắc chắn em bé sẽ chào đời trong một vài ngày tới.

 

6. Cổ tử cung mỏng, giãn nở: Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cổ tử cung thường có khuynh hướng giãn ra và mỏng dần trước sinh khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ đo lường được điều này và báo cho mẹ thời gian dự sinh để mẹ chuẩn bị. Mẹ nhớ đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên vào những tuần cuối của thai kỳ nhé.

>>  Xem ngay tất tần tật thủ tục xuất viện sau sinh cho mẹ và bé

7. Cảm thấy các khớp được giãn ra: Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin làm mềm và dãn các dây chằng. Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho bé yêu chào đời.

 

8. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Khi sắp sinh, mẹ sẽ bị chuột rút, đau hơn ở hai bên háng và phần lưng, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng để chuẩn bị cho bé ra đời.

>> Xem ngay những món ăn tốt, bổ dưỡng nhất cho mẹ bầu vượt cạn thuận lợi

9. Tiêu chảy: Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên, giúp đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ buồn nôn. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước, tránh những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

 

10. Ngừng tăng hay giảm cân: Mẹ sẽ ít tăng cân, thậm chí sụt cân vào cuối thai kỳ. Điều này là bình thường, do lượng nước ối giảm xuống và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Lúc này, mẹ sẽ thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

 

11. Vỡ nước ối: Đây chính là dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng báo hiệu mẹ sắp sinh rồi đấy. Tuy nhiên, mẹ đừng quá sợ hãi rằng em bé sẽ “chui ra” ngay lập tức. Hầu hết mẹ bầu sẽ mất vài giờ kể từ khi vỡ nước ối đến lúc sinh. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, mẹ nên cố gắng nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ theo chỉ dẫn của bác sĩ vào những lần khám thai cuối để nhập viện vài ngày trước khi vỡ nước ối.  Khi đó, mẹ sẽ được các bác sĩ, nữ hộ sinh theo dõi cẩn thận và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho bé yêu ra đời, bảo vệ tối ưu sức khỏe của mẹ và bé nhé.

 

Những dấu hiệu mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ

  • Mẹ bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
  • Mẹ bị vỡ ối, đặc biệt khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hay nuốt phải trong lúc sinh.
  • Mẹ cảm thấy hoa mắt, đau đầu, đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

     Như vậy, các mẹ bầu đã biết những dấu hiệu chuyển dạ cần lưu ý rồi đấy. Trong thời gian sắp sinh, dù rất mệt mỏi, nhưng mẹ vẫn cần duy trì ăn uống đầy đủ, thư giãn tâm lý, tập Kegel để hỗ trợ cho lúc sinh. Chúc các mẹ có một cuộc vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông nhé!

>> Tham khảo set bóng trang trí sinh nhật - đầy tháng Tôi Tự Làm !!!

 

 

 

Viết bình luận của bạn