Chat hỗ trợ
Chat ngay

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ [ đầy đủ từ 0-2 tuổi]

Hormone tăng trưởng của trẻ sơ sinh được sinh ra nhiều nhất trong khi ngủ, nhiều nhất trong khoảng từ 22h đến 01 giờ sáng. Nếu trẻ không được ngủ trong giai đoạn này là trẻ đã bỏ qua lượng hormone tăng trưởng giá trị. Vì vậy, Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? làm cách nào đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc đặc biệt vào ban đêm? Cùng tìm hiểu với Toitulam nha ạ. 

I. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? [ 0 - 12 tháng tuổi ]

1.1 Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Vừa chào đời trẻ đã “thích” ngủ rất nhiều, mẹ dường như rất hiếm khi thấy trẻ thức lâu quá 2 tiếng. Điều này còn tiếp diễn cho đến khi trẻ 2 tháng tuổi. Nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể trẻ bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Từ 6-8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.

Tính trung bình trong khoảng 2 tháng đầu đời, trung bình một đứa trẻ sẽ ngủ 5 tiếng vào ban ngày và khoảng 10 tiếng vào buổi đêm là đủ. Một số bé có thể ngủ trọn đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm. Tình trạng này khá phổ biến, xảy ra với khoảng 95% các gia đình có trẻ dưới 12 tháng tuổi.

 1.2 Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?

Khi được 3 - 8 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Trong 2 tháng từ 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.

Khủng hoảng ngủ lại tiếp tục xảy ra khi con bạn bước vào giai đoạn này là lúc bạn đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải làm quen dần với việc không còn có mẹ ở bên cạnh nên việc trẻ sẽ quấy khóc hơn là điều hoàn toàn bình thường. Để cho trẻ có thời gian và chúng sẽ dần thích nghi với sự thay đổi đó.

1.3 Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 

Ở mỗi độ tuổi khác nhau và tuỳ vào mỗi bé mà thời gian ngủ đủ cũng khác nhau. Theo nghiên cứu, với câu hỏi trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ thì đáp án là khoảng 12 - 13 giờ trong 1 ngày. 13 giờ này là bao gồm cả số giờ ngủ ban ngày và số giờ ngủ ban đêm của bé.

Trong đó, số giờ ngủ ban đêm của bé trung bình là khoảng 9 giờ và số giờ ngủ ban ngày là khoảng 4 giờ. Và trong 4 giờ ngủ vào ban ngày này, mẹ có thể chia ra cho bé ngủ vào 2 thời điểm đó là sáng và chiều. Mốc thời gian buổi sáng là từ 9h30 – 11h30 và chiều từ 13h30 – 15h30.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên cơ sở quy trình sinh hoạt mà mẹ đặt ra, giấc ngủ và giờ ngủ của con còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Nên nếu thấy bé có dấu hiệu muốn đi ngủ, ngủ gật, mắt lim dim, quấy khóc thì mẹ nên ru con ngủ, tránh trường hợp bé đã bị quá giấc thì sẽ khó ngủ và giấc ngủ đó có thể sẽ làm cho bé mệt mỏi sau khi thức giấc. 

Ngoài ra, không phải tất cả các bé cùng tuổi đều ngủ đủ thời gian như nhau, có trẻ chỉ ngủ được 11 tiếng trên 1 ngày, nhưng cũng có trẻ ngủ đủ 13 tiếng hoặc thậm chí 14 tiếng. Đây tuỳ thuộc hoàn toàn vào cơ địa của trẻ, vì vậy mẹ không cần lo lắng mà bắt ép trẻ ngủ đúng thời gian quy định.

Khung thời gian ngủ của bé 1 tuổi:

  • Tổng thời gian ngủ của trẻ trong ngày: từ 11 - 14 giờ

  • Thời gian ngủ đêm: 9 - 10 giờ

  • Thời gian ngủ trưa: 3 - 4 giờ (cần có ít nhất 2 giờ ngủ trưa)

Để bé được cảm thấy thư giãn, dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn, trước khi ngủ đêm, mẹ hãy tắm cho bé, massage hoặc kể chuyện cho con nhé.

II. Trẻ 2 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Theo thông tin chia sẻ của các chuyên gia, câu trả lời cho câu hỏi bé 2 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ đó là: thời gian ngủ cần thiết của trẻ em 2 tuổi trong một ngày là khoảng 11 - 14 tiếng đồng hồ bao gồm cả giấc ngủ ban ngày và ban đêm. Trong đó phân bố thời gian giữa giấc ngủ trưa và giấc ngủ ban đêm thường là khoảng 2 - 3 tiếng ngủ ngày và 9 - 11 tiếng ban đêm tùy thuộc vào lịch trình sinh hoạt của mỗi trẻ là khác nhau.  

Cha mẹ cũng không cần thiết phải ép buộc các bé phải ngủ đủ số tiếng như trên mỗi ngày, sẽ có những ngày các bé ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn khoảng 1 - 2 tiếng so với số tiếng tiêu chuẩn. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo bé ngủ ngon giấc, giấc ngủ sâu và chất lượng giấc ngủ của bé phải được đảm bảo tốt nhất.

III. Giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh như thế nào?

Theo nghiên cứu của The Guardian, việc cho trẻ đi ngủ có tác động rất đáng kể tới những hành vi của trẻ. Nghiên cứu được tiến hành trên 10.000 trẻ em tại Anh đã cho thấy, những em bé với giờ ngủ thất thường thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi, như: hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, hay khó chịu, cáu gắt,.... Những triệu chứng này gần tương tự với sự mệt mỏi sau một chuyến đi dài của người lớn.

Giờ ngủ khi bị lộn xộn sẽ làm cho đồng hồ sinh học của trẻ bị phá huỷ, dẫn tới mệt mỏi và thiếu ngủ. Điều này sẽ dần dần phá hoại sự phát triển não bộ và khả năng điều chỉnh hành vi nhất định ở trẻ nhỏ.

Theo giáo sư Yvonne Kelly - Khoa Dịch tễ học và Y tế cộng đồng Đại học London cho biết: “Giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trong suốt cuộc đời. Giờ ngủ không điều độ sẽ làm suy yếu tình trạng, thể chất và tinh thần, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vậy nên, giờ ngủ thất thường, đặc biệt ở những thời điểm then chốt cho sự phát triển có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe sau này của trẻ”.

IV. Trẻ sơ sinh ngủ ít thì phải làm sao?

Thực tế trẻ sơ sinh bình thường dành cả ngày lẫn đêm để ngủ và chỉ thức dậy xen kẽ giữa các lần bú. Số giờ ngủ ban ngày và ban đêm thường là xấp xỉ nhau 8-9 tiếng ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm. Giấc ngủ của trẻ thường ngắn 2-3 giờ và trẻ thường ngủ lại ngay sau khi bú no. Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ khác nhau vì vậy để xác định trẻ ngủ nhiều hay ít cần nhìn vào tổng thời gian ngủ của trẻ, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày thì trẻ đang gặp tình trạng ngủ ít.

Một số nguyên nhân khiến cho bé ngủ ít: 

  • Trẻ bị đói: Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không thể chứa được nhiều thức ăn, trẻ cần phải thức dậy để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu trẻ không được cho bú đủ thì khả năng cao trẻ sẽ ngủ không sâu và dễ thức giấc
  • Trẻ bị thiếu chất: Trẻ thiếu canxi, kẽm thường sẽ không có một giấc sâu, hay bị giật mình và bứt rứt khó chịu khi ngủ
  • Trẻ bị ướt tã: Tã ướt là nguyên nhân dễ khiến trẻ không thoải mái và dễ thức giấc
  • Trẻ bị môi trường xung quanh tác động: Tiếng ồn và ánh sáng mạnh là những tác nhân làm trẻ khó ngủ. Do đó, khi trẻ ngủ người chăm sóc cần giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp
  • Trẻ mắc bệnh: Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm,... bị bệnh sẽ khiến trẻ mệt mỏi và bú kém, các tác nhân dẫn tới việc khó ngủ không thể tránh khỏi ở trẻ.

VI. Một vài mẹo để trẻ có giấc ngủ ngon

Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, bạn hãy thực hiện một vài mẹo hữu ích sau:

  • Ban đêm hãy cho con ngủ trong phòng tối, hạn chế tối đa tiếng động.
  • Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, hôn chúc ngủ ngon,... (điều này có thể giúp ích khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng ngủ).
  • Cho con thời gian được học cách tự ngủ giúp con tự lập hơn và không quá phụ thuộc vào người lớn.
  • Cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.

Như vậy, với những kiến thức hữu ích về chủ đề trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ mà Toitulam đưa ra sẽ giúp cho các mẹ hiểu hơn về giấc ngủ của các bé, có những hướng giải quyết phù hợp nếu như bé nhà mình đang ở tình trạng ngủ ít, thiếu ngủ. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nha. 

Viết bình luận của bạn